Nền móng là tổng thể các lớp đất, đá dưới chân công trình có tác dụng chịu toàn bộ tải trọng từ công trình truyền xuống. Gia cố nền móng nhằm tăng sức chịu tải cho nền, đảm bảo công trình không bị lún quá giới hạn cho phép.
1) Một số phương pháp gia cố nền móng
Thay đất xấu, đất yếu, đất bùn bằng lớp cát, đất pha sỏi đá...
Vét bỏ hết lớp đất xấu, rồi dải từng lớp cát vàng, cát đen, đất lẫn sỏi dày 20¸40cm, rồi đầm nén. Móng nhỏ có thể dùng đầm bàn, vệt đầm nọ đè lên vệt đầm kia khoảng 10cm.
2) Gia công nền bằng cọc tre
Cọc tre được xem là giải pháp gia cố nền đất, không cho nó là cọc để tính toán, dùng cho công trình có tải trọng không lớn. Được dùng ở vùng đất luôn ẩm ướt, ngập nước, nếu khô ướt thất thường thì rất nhanh mục.
3) Gia công nền bằng cọc gỗ
Làm bằng gỗ ghẻ, thông, mùng... Chỉ dùng ở những nơi luôn ẩm ướt. Gỗ làm cọc phải tươi, đường kính 20 ¸ 30 cm, dóc hết vỏ, mũi cọc đẽo hình chóp 3 ¸ 4 cạnh. Đầu cọc có thể lồng đai sắt để chống vỡ.
4) Gia cố nền bằng cọc ống thép
Ống thép d = 30 ¸ 60 cm; dày 12¸14 mm. Đầu ống nhọn. Sau khi đóng xuống, đổ bêtông vào trong (có thể lồng khung thép). Sau đó vừa đầm rung vừa làm động tác rút cọc lên. Có thể không rút cọc ống thép lên và để nguyên để tăng khả năng chịu lực. Hay dùng ở trụ cầu, công trình đân dụng trật hẹp, hạ cọc bằng máy ép thuỷ lực.
Cọc ống thép có ưu điểm: trọng lượng nhỏ, bền, dễ vận chuyển, sức chịu tại 250 - 300 tấn/cọc.
5) Gia cố nền bằng cọc cát
Dùng cát để tăng khả năng chịu lực của nền. Làm như sau:
Dùng cọc gỗ, ống thép đóng xuống nền đất rồi nhổ lên tạo thành những lỗ, tiến hành nhồi đầy cát hoặc cát pha sỏi nhỏ. Thường dùng các ống thép f30 ¸ 35, nền đất có sức chịu tải tăng từ 2.5 ¸ 3 lần.
Ngoài ra còn dùng phương pháp khoan, bơm nước áp lực.
6. Cọc bê tông cốt thép
Cọc BTCT có độ bền cao, khả năng chịu tải lớn, được sử dụng rộng rãi. Cọc chế tạo đúc sẵn tại xưởng, bằng bê tông mác 250 trở lên.
7) Cọc bê tông khoan nhồi (cọc nhồi)
Cọc có đường kính ≥60cm, được khoan và tạo lỗ trong dung dịch bentonite để chống sập vách và đổ bê tông ngay tại vị trí của nó, trong cọc nhồi có cốt thép, cọc nhồi có sức chịu tải rất lớn nên dùng cho các công trình nhà cao tầng.
8) Cọc baret
Được đổ tại chỗ, người ta tiến hành tạo lỗ cho coc baret bằng máy đào chuyên dụng, đào tạo lỗ trong dung dịch chống sập vách. Cọc có sức chịu tải rất lớn, dùng cho nhà cao tầng.
Vấn đề làm móng khi xây nhà, các giải pháp cọc nhồi, cọc ép, cọc ép neo, cừ tràm đều có chung một phương pháp tính toán kết cấu như nhau, tùy thuộc vào địa chất, lực tải của công trình... nhưng chúng khác nhau về biện pháp thi công.
Trên thị trường hiện nay , cọc ép có ưu điểm là thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành hợp lý, ép cọc BTCT tĩnh dùng tốt cho nhà phố xây xen.
Dùng cừ tràm / Cọc tre để gia cố nền móng
Đối với nhà thấp tầng, tải trọng nhỏ có thể dùng cọc tre ( miền Bắc ), cọc tràm ( miền Nam ) cọc gỗ.
Ở một số khu vực có thế đất tốt, tải trọng công trình không lớn lắm có thể chọn giải pháp móng đơn hay móng băng. Cừ tràm phải đóng xuống dưới mực nước ngầm, cừ ngâm trong nước mới vững bền.
* Lưu ý với cọc tre và cừ tràm thì khu vực sử dụng phải có nền đất ẩm ướt.
Loại Cừ Tràm
Mội cừ tràm cần xem các đặc điểm: Đường Kính Gốc, Đường Kính Ngọn, Chiều Đài Cây
Loại 1: Từ 8 - 10 Cm, Từ 3.8 - 4.5 Cm, Từ 4 - 4.2 m
Loại 2: Từ 8 - 10 Cm, Từ 3.5 - 4,5 Cm, Từ 4. - 4.5 m
Cừ tràm 8 - 10 cm là loại cừ thông dụng nhất, được sử dụng trong xây dưng làm móng nhà ở nhiều vì vì đăt chụi tải tốt và giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau. Mật độ đóng 25 cọc/m2
Nhược điểm : khi dùng cừ tràm thì phải đào sâu 1,8 - 2,2m nên dễ ảnh hưởng đến các công trình lân cận,chỉ sử dụng cho công trình thấp tầng, cần tải trọng không cao như các biệt thự mini đẹp.
Về độ sâu của móng cừ tràm, nhiều người có thói quen đặt đầu cừ tràm là phải đặt nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất. Ðiều này dẫn đến việc phải đặt đáy móng quá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Các tài liệu địa chất cho thấy: ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất khi đó vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, do đó đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và sẽ không bị mục. Vì vậy, tùy theo chất lượng đất bên trên mực nước ngầm, có thể chọn đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, miễn sao là đầu cừ luôn ẩm ướt. Ở đất sét, nước mao dẫn có thể lên đến 5 - 6m.
Cọc nhồi: đòi hỏi kỹ thuật cao
Ưu điểm: Quy trình làm cọc nhồi là khoan tạo lỗ, đặt lồng thép xuống và đổ bê tông trực tiếp vào. Ðể thi công nhà dân dụng như biệt thự đẹp ,nhà biệt thự phố trong hẻm mà đường nhỏ xe ép cọc không vào được, cọc có đường kính nhỏ, từ 30 - 40cm và có quy trình thi công như cọc nhồi đường kính lớn thường thực hiện cho cầu hoặc nhà cao tầng. Ba năm trở lại đây, tại TP.HCM, nhiều người sử dụng phương pháp này vì đạt hiệu quả và kinh tế cao: Không ảnh hưởng những công trình kế cận; thi công được trên mọi địa hình như nhà chật, hẻm sâu, độ lệch tâm nhỏ. Thi công được ở mọi địa tầng và không cần khảo sát địa chất trước. Sức chịu tải tính toán của cọc nhồi lớn.
Khuyết điểm: như thi công chậm; đơn vị thi công đòi hỏi phải có kỹ thuật và kiến thức để phân tầng bài bản. Nếu không, đúc trực tiếp trong lòng đất như vậy có thể làm thân cọc bị rỗng. Nhược điểm nữa là mặt bằng thi công bị nhầy nhụa, sình lầy vì phải khoan sâu.
Mỗi loại cọc có ưu, nhược điểm riêng tùy địa hình và điều kiện thi công. Không chọn đúng giải pháp thì công trình có thể tăng gấp đôi ba lần cho chi phí móng cọc mà lắm khi nhà còn bị lún nghiêng.
Các giai đoạn thi công cọc nhồi:
- Khoan tạo lỗ
- Làm sạch hố khoan
- Gia công lắp dựng lồng thép
- Thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi
- Hoàn thiện cọc;
- Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi;
- Đập đầu cọc;
- Thi công bệ móng.
Cọc ép:
Ưu điểm:
Cọc vuông bằng bê tông cốt thép đúc sẵn nên có thể kiểm tra được chất lượng cọc. Kích cỡ trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m. Ưu điểm là thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao, Giá thành tổng thể, tùy vào số lượng cọc nhiều hay ít hoặc phải đóng sâu bao nhiêu.
Nhược điểm:
Không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, có đường dây điện chằng chịt và qua khu vực có cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu chôn cọc. Nhà dân dụng trong các khu vực xây chen thì độ lệch tâm giữa cọc và khuôn viên đất thường phải lớn hơn hay bằng 0,7m; nên phải làm đà giằng lớn và chi phí sẽ cao hơn.
Cọc ép neo: thi công chậm
Là cọc ép nhưng thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống. Cọc ép neo khắc phục được nhược điểm của cọc ép: thi công được những nơi chật hẹp, đường hẻm nhỏ. Tuy nhiên, giá thành cao, thường hơn hay bằng 190.000đ/m cọc; chiều dài mỗi đoạn cọc ngắn, từ 2,5 - 4m và thi công chậm. Ðiểm yếu cơ bản là sức chịu tải của cọc rất nhỏ, vì đối trọng của ép neo không bằng ép bằng những cục tải; thường chỉ bằng 1/2 - 2/3 của cọc ép thường. Do đó, cần lưu ý khi chuyển từ cọc ép sang cọc ép neo phải xem lại thiết kế và kết cấu móng để có thể gia tăng cọc tại một lỗ móng cột.